Sân bay Quốc tế Long Thành – Cơ hội & Tương lai của Việt Nam

POSTED ON  BY ADMIN

Khi vừa được thông qua, dự án sân bay quốc tế Long Thành đã trở thành phát súng đầu tiên bùng nổ cho sự phát triển vượt bậc trong không chỉ kinh tế Việt Nam, mà còn là các cụm công nghiệp lớn phía nam tại Đồng Nai, Bình Dương.  Sân bay Quốc tế Long Thành không chỉ đẹp ở vị trí địa lý mà còn trở thành nơi thu hút và tập trung đông các hành khách, giúp tiết kiệm thời gian di chuyển mà không cần phải đi qua Tp.HCM.

Vị trí địa lý đắc địa

Theo Quy hoạch tổng thể, dự án sân bay quốc tế Long Thành nằm tại xã Bình Sơn thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.  Cách TP.HCM 40 km về hướng đông, cách sân bay Tân Sơn Nhất 43 km.

Vị trí nằm tại địa phận Long Thành – Đồng Nai, Sân bay Quốc tế Long Thành là nơi tập trung các đường cao tốc trọng điểm như cao tốc Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, và sau này sẽ là cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Sân bay Quốc Tế Long Thành còn nằm ở khu vực đắc địa khi gần các khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp LOTECO, khu công nghiệp Long Phước  và các khu công nghiệp khác như Biên Hòa, Quận 9, Bình Dương…giúp giảm tải các chi phí khi vận chuyển hàng hóa.

Sân bay Quốc tế Long Thành cũng vô cùng thu hút khi nằm gần các cảng biển lớn, đặc biệt là cảng nước sâu Cái Mép.

Trên bản đồ Quốc tế, Cảng hàng không Long Thành nằm ngay trung điểm trục vận tải Bắc – Nam của Thế Giới, gần hơn cả sân bay Thái Lan và Singapore. Nếu sân bay Quốc tế Long Thành đi vào hoạt động, đây là vị trí không có đối thủ, là đầu mối logistic hàng không thuận lợi nhất trong khu vực Châu Á –  Thái Bình Dương.

Cảng hàng không Quốc tế Long Thành khi đi vào hoạt động sẽ là nơi quá cảnh hoặc trung chuyển của hàng hóa và hành khách, vì đây là đầu mối vận chuyển rẻ và gần nhất.

Hiện tại, Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất đang là sân bay quốc tế duy nhất tại Tp.HCM, vốn được xây dựng trong chiến tranh Việt Nam, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện giờ đang rất quá tải khi nằm trong khu vực nội thành đông đúc và tiếp đón ngày càng nhiều du khách quốc tế.

Sân bay Quốc tế Long Thành xuất hiện sẽ đảm nhiệm và giảm tải chức năng trung chuyển quốc tế cho sân bay Tân Sơn Nhất, vừa đảm bảo an toàn, vừa có thể phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, gắn kết các tiện ích và hệ thống giao thông trọng điểm.

Vị trí địa lý nằm ngay đầu mối các tuyến đường cao tốc quan trọng nhất, đặt tại trung tâm của vùng kinh tế phía Nam, do đó, diện tích trong và các vùng lân cận tại sân bay quốc tế Long Thành trở nên vô cùng thu hút các nhà đầu tư vì lợi thế vận chuyển và tiềm năng phát triển.

Sân bay Quốc tế Long Thành có gì?

Theo thiết kế, Sân bay Quốc tế Long Thành có tổng cộng 4 đường băng ( dài 4000m, rộng 60m ) đủ tiêu chuẩn phục vụ các loại máy bay lớn, 2 tầng như Airbus A380, Boeing 747 -8.

Đường băng được chia làm 2 cặp hai bên, mỗi bên có 2 nhà ga hình hoa sen cách điệu để đón khách. Đường chính giữa nối thẳng từ TpHCM ra cao tốc, vô cùng thuận tiện.

Sân bay Long Thành được thiết kế 1 trệt và 3 tầng trên, có nhiều diện tích cho không gian chung và cây xanh. Có 4 nhà ga rộng và hiện đại, có thể phục vụ lên đến 100 triệu hành khách/năm ( lớn hơn nhiều so với sân bay Tân Sơn Nhất chỉ 5 triệu khách/ năm ).

Nhà ga hàng hóa tại Sân bay Quốc tế Long Thành có công suất 5 triệu tấn hàng/ năm. Phục vụ mọi nhu cầu kho bãi và lưu trữ hàng hóa trong nước.

Cảng hàng không Quốc tế Long Thành được quy hoạch theo chuẩn 4F của tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế  ( ICAO ), khai thác được các chặng quốc tế cho tất cả các hãng hàng không với đường bay 1000 km.

Theo mô hình tiêu chuẩn, sân bay quốc tế được xây dựng theo các khu vực :

Theo kế hoạch, vùng 1 có bán kính 5 – 10km so với sân bay được quy hoạch là nơi tập trung các doanh nghiệp kinh doanh. Gần sân bay Quốc tế Long Thành đang có 5 khu công nghiệp, ngoài ra còn có các KCN giáp ranh là TpHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương.

Tại vùng 2 là các khu đô thị, cụm đô thị xung quanh sân bay.  Cảng hàng không Quốc tế Long Thành sẽ được quy hoạch theo mô hình vệ tinh gồm các khu dân cư, tái định cư và các đô thị thông minh, diện tích dự kiến là 15.000 ha.

Vùng 3 gồm khu trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khu dịch vụ hỗ trợ đặt tại cửa ngõ sân bay. Diện tích dành riêng cho sân bay Long Thành là 5000 ha, được khai thác nhằm phục vụ tối đa lượng hành khách quốc tế và trong khu vực.

Khu vực phụ cận vùng 4 đang được tính toán để xây dựng các khu triển làm, thể thao,…khoảng 2000 ha để phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ với sân bay Long Thành.

Các giai đoạn xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành

Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Bình, “ Sân bay Quốc tế Long Thành là một trong các yếu tố hạ tầng chiến lược của Quốc gia, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đất nước .”

Do đó, tổng mức đầu tư cho toàn bộ giai đoạn của dự án là 336.600 tỷ đồng ( tương đương 16 tỷ đô ). Được chia làm 3 giai đoạn

Giai đoạn 1: Vốn đầu tư 112.000 tỷ đồng ( 4.6 tỷ USD ), bao gồm 1 đường cất cánh ( dài 4.000m – rộng 75m ), 1 nhà ga hành khách với dự kiến công suất 25 triệu hàng khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Thời gian hoàn thành từ 2021 -2025

Giai đoạn 2: Thêm 1 đường cất hạ cánh , thêm 1 nhà ga hành khách, nâng sông suất lên gấp đôi lượng tiếp nhận hành khách và nâng lên 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Giai đoạn 3: Hoàn thiện. Nâng tổng số đường bay đã đề ra là 4 đường cất hạ cánh, 4 nhà ga, đạt 100 triệu hành khách/ năm và 5 triệu tấn hàng hóa /năm . Thời gian hoàn thành từ 2025 – 2040.

Mục tiêu của bộ GTVT đề ra là khởi công sân bay Quốc tế Long Thành vào năm 2020, hoàn thành vào năm 2024 và đưa vào hoạt động giai đoạn 1 năm 2025.

Chính phủ dự kiến giao dự án sân bay Long Thành cho VATM đảm nhiệm xây dựng lhu bay và ACV đảm nhiệm xây dựng các công trình phụ trợ.

Sân bay Quốc tế Long Thành – Cơ hội và Tương lai của Việt Nam

Không chỉ về địa lý đắc địa, mức đầu tư khủng, cảng hàng không quốc tế Long Thành còn trở thành cảng hàng không với quy mô khủng, lớn hơn rất nhiều các hàng hàng không khác trên Thé giới như Sân bay Incheon 18 triệu khách/năm, Frankfurt 21 triệu khách/ năm,.. và ngang bằng sân bay Đại Hưng Bắc Kinh là 100 triệu khách/ năm.

Về du lịch, sân bay Quốc tế Long Thành cũng là nơi đắc địa với du khách khi muốn tới Nha Trang, Vũng Tàu, Phan Thiết,.. mà không phải ghé qua TPHCM.

Khu vực miền nam TPHCM hiện tại chỉ sở hữu một sân bay quốc tế duy nhất là Tân Sơn Nhất, do đó, tất cả lượng khách di chuyển đến, đi và ở lại tại khu vực này đang dần khó kiểm soát hơn. Phần lớn các nước trong khu vực cũng đã phải xây dựng thêm các sân bay quốc tế mới khắc phục được hạn chế này.

Sở hữu một sân bay quốc tế lớn, đạt tiêu chuẩn đem lại lợi ích về nguồn lực, kinh tế và tăng trưởng quốc gia. Việc xây dựng thêm một sân bay quốc tế chỉ là việc làm sớm hay muộn. Hơn nữa, sân bay quốc tế Long Thành xuất hiện sẽ kéo nhân lực về Long Thành sinh sống và làm việc, tạo bộ mặt mới và Đồng nai và giảm tải áp lực cho TPHCM.

Sân bay Quốc tế Long Thành khi đi vào hoạt động, đây là sẽ tới tập trung các nguồn lực, là nơi giao lưu mạnh mẽ với quốc tế, trở thành địa điểm có nguồn nhân lực công nghệ cao và năng động.

Đồng Nai từ lâu đã là nơi sở hữu nhiều khu công nghiệp, du lịch, sân goft,…nhưng chưa được đưa vào khai thác triệt để. Cảng hàng không Quốc tế Long Thành sẽ trở thành điểm nhấn giúp Đồng Nai phát triển vượt bậc và là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế Việt Nam.

Xem thêm tại đây : https://gemskyworld.center/san-bay-quoc-te-long-thanh/

THÔNG TIN CHI TIẾT

Địa chỉ: xã Long Đức, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam.

SĐT: 0971 727 547

Email: gemskyworld.city@gmail.com

Website: https://gemskyworld.center/

Instagram: https://www.instagram.com/gemskyworldcity/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIST HỆ THỐNG LINK CỦA GEM SKY WORLD LONG THÀNH 3

LIST HỆ THỐNG LINK CỦA GEM SKY WORLD LONG THÀNH 2

LIST HỆ THỐNG LINK CỦA GEM SKY WORLD LONG THÀNH 1